Komentar Pembaca

Triệu chứng và cách phòng, chữa bệnh Parkinson

oleh Ciara Frank (2020-03-11)


Bệnh Parkison (hay còn gọi là bệnh Liệt run) là một bệnh thần kinh do thoái hóa tế bào thần kinh ở Liềm đen (hạch đáy não). Đặc trưng của bệnh là run, cứng cơ, bất động và rối loạn tư thế. Bệnh do bác sĩ người Anh Jame Parkinson mô tả lần đầu tiên vào năm 1817. Từ đó trở đi, người ta gọi bệnh này mang tên của ông.

Tuổi khởi phát trung bình 60 tuổi, tuy nhiên có khoảng 1/10 số bệnh nhân bị bệnh trước 50 tuổi và rất hiếm khi có người khởi phát ở 30 tuổi, thường gặp hơn ở nam. Bệnh Parkinson gây trở ngại cho sinh hoạt và công việc hằng ngày của chúng ta, nhưng không phải là một bệnh nguy hiểm chết người. Bệnh tiến triển mạn tính tuần tiến, nhưng bằng cách dùng thuốc, đa số bệnh nhân vẫn duy trì được cuộc sống và công việc bình thường trong rất nhiều năm.

Nguyên nhân gây bệnh và yếu tố nguy cơ Parkinson do sự thoái hóa các tế bào thần kinh ở Liềm đen gây thiếu hụt chất dẫn truyền Dopamin, dẫn đến các rối loạn vận động gây tàn phế theo thời gian. Nguyên nhân hiện vẫn chưa được biết rõ.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh Parkinson bao gồm: tuổi cao, người bị chấn thương liên tục (võ sĩ quyền Anh) hay các sang chấn sau tai nạn giao thông, nhiễm virus, nhiễm độc thuốc trừ sâu... Ngoài ra, các yếu tố stress trong thời gian dài được cho là yếu tố thúc đẩy quá trình oxy hóa dẫn đến sự hủy hoại các tế bào chọn lọc ở Liềm đen. Một số bệnh nhân dưới 45 tuổi mắc bệnh này thường liên quan yếu tố di truyền.

Bệnh Parkinson biểu hiện như thế nào?

Những triệu chứng cơ bản của bệnh Parkinson là run, cứng đờ, chậm vận động, và rối loạn giữ thăng bằng.

1) Run: là triệu chứng rất hay gặp. Run chậm thường bắt đầu ở tay hay chân chủ yếu ở đầu chi, thông thường ở một bên trong một thời gian dài trước khi lan ra cả hai bên. Trường hợp nặng run cả môi, lưỡi, cằm. Run thường rõ hơn khi nghỉ ngơi, giảm khi vận động chủ ý. Nó trái ngược với chứng run vô căn hoặc run của bệnh tiểu não, khi đó run sẽ tăng lên rõ rệt nếu bệnh nhân cố gắng dùng tay để làm một việc gì đó. Tuy vậy, gần 15% bị bệnh Parkinson, trong suốt quá trình bệnh của mình, không bao giờ bị run cả.

2) Cứng đờ các cơ bắp: bệnh nhân khó khăn trong các cử động, vì các cơ bắp thường xuyên bị căng cứng, giảm các hoạt động tinh vi.

3) Giảm vận động: người bệnh làm việc gì cũng rất chậm chạp, khó dừng các động tác. Nét mặt đờ đẫn, ít biểu lộ tình cảm khi nói chuyện và rất ít khi chớp mắt. Chữ viết nhỏ dần lại và viết chậm. Dáng người bệnh Parkinson lưng còng xuống khi đứng, khi đi 2 tay không vung vẩy như người bình thường mà lại khép sát vào thân mình, bước chân ngắn và dáng đi chúi ra trước.

4) Rối loạn giữ thăng bằng:  bệnh nhân đi đứng khó khăn, xoay trở hoặc khi đi dễ bị té.

5) Các triệu chứng khác: giọng nói nhỏ và khó nghe, ít biểu lộ cảm xúc, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm và lo âu, đau, mệt mỏi. Rối loạn thần kinh thực vật như hạ huyết áp tư thế , tăng tiết mồ hôi, nước bọt, suy giảm chức năng tình dục .Về sau có khó nuốt và rối loạn tâm thần.

Các dấu hiệu sớm

Viện Quốc gia về bệnh Parkinson ở Mỹ đã xác định được 10 dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này là: run hoặc lắc, chữ viết nhỏ, khít, mất mùi, rối loạn giấc ngủ, giọng nói yếu ớt, khuôn mặt đơ, táo bón, di chuyển hay đi bộ khó khăn, choáng váng khi thay đổi tư thế, khòm hay gù lưng.

Nếu đã phát hiện bị mắc bệnh Parkinson, thì nên bắt đầu điều trị bằng thuốc, càng sớm càng tốt     

Điều trị như thế nào?

Cho đến nay, y học hiện đại cũng vẫn chưa có cách nào để phòng ngừa và chữa khỏi hẳn được bệnh Parkinson. Tuy nhiên, hiện nay có những thứ thuốc có thể làm giảm triệu chứng của bệnh rất tốt. Người ta khuyên nên phối hợp dùng thuốc với các biện pháp khác như: vật lý trị liệu, tập luyện thể dục, chế độ ăn thích hợp… Một số bệnh nhân bị Parkinson có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, ví dụ như phương pháp “kích thích não sâu” (deep brain stimulation - DBS).

Các thuốc dùng để chữa Parkinson bao gồm các nhóm chính sau đây:

•  Các thuốc có chứa Levodopa: là những thuốc quan trọng nhất trong điều trị bệnh Parkinson. Thuốc cho hiệu quả rất tuyệt vời, nhưng sau một thời gian dùng thuốc thấy rất tốt (người ta gọi là “tuần trăng mật” của thuốc), thì bắt đầu có những tác dụng phụ không mong muốn.

•  Thuốc đồng vận dopamine (dopamine agonists)

• Thuốc ức chế men chuyển Cate-chol-O-methyl (Cate-chol-O-methyl transferase - COMT - inhibitors)

•  Thuốc ức chế men oxy hóa monoamine (Monoamine oxidase B - MAO-B - inhibitors)

Bệnh Parkinson biểu hiện ở mỗi người một khác nhau, vì vậy không có một cách dùng thuốc duy nhất chung cho tất cả mọi bệnh nhân. Việc thăm khám theo định kỳ đều đặn ở bác sĩ chuyên khoa, để điều chỉnh liều lượng từng thuốc, cũng như phối hợp các kiểu thuốc với nhau, là rất cần thiết.

https://beacon.by/kham-chua-benh-parkinson/benh-parkinson

https://infogram.com/nguyen-nhan-mac-benh-parkinson-cac-trieu-chung-thuong-gap-1hnq41zzg8xe63z?live

https://www.vingle.net/posts/2804511

https://www.reddit.com/user/BenhParkinson/comments/fgaahl/%C4%91%C3%A2u_l%C3%A0_nguy%C3%AAn_nh%C3%A2n_g%C3%A2y_b%E1%BB%87nh_parkinson/

https://readthedocs.org/projects/hieu-ve-benh-parkinson-e-phong-tranh-va-chua-tri-hieu-qua/

https://thongtinsuckhoe.webflow.io/posts/benh-pakinson-la-gi-nhung-nguyen-nhan-it-ai-biet

https://www.pinterest.com/pin/731835008186050430/

https://note.com/benh_parkinson/n/n9152afb13636